Theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, những phương tiện cơ giới đỗ sau biển báo sẽ bị lực lượng chức năng xử phạt do đỗ xe không đúng quy định, mức phạt tiền sẽ từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Tuy nhiên, nếu mua vé do các doanh nghiệp thầu điểm trông giữ xe thì sẽ không bị phạt.
Anh Nguyễn Duy Anh, người dân sống tại khu vực đường Nguyễn Hoàng cho hay: "Biển cấm xe và biển trông giữ xe có thu phí có lẽ sẽ phải luôn song hành với nhau nếu muốn thu tiền đỗ xe của các chủ phương tiện. Còn nếu không có biển cấm mà chỉ có biển thu phí trông giữ xe thì rất khó để lấy tiền trong trường hợp xe đỗ ngoài khu vực trông giữ theo quy định. Do đó, buộc phải có biển cấm đỗ để họ đỗ đúng chỗ được phép đỗ."
Theo khảo sát, hiện nay các vị trí trông giữ xe dưới lòng đường sau biển báo cấm đỗ chủ yếu do Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cấp cho công ty TNHH MTV khai thác điểm đỗ xe Hà Nội và một số đơn vị khác.
Trao đổi với báo VietNamNet, ông Trần Hữu Bảo, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết: "Hiện tại, việc xuất hiện cả biển cấm đỗ và biển trông giữ xe có thu phí đều đúng quy định nên không có sự chồng chéo giữa các biển báo. Khu vực đỗ xe dưới lòng đường đều phải có vạch kẻ đường theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ, các xe được đỗ đều phải ở vị trí bên trong vạch kẻ đường đó".
"Sở cũng đang chỉ đạo rà soát lại các vị trí cắm biển báo trên địa bàn để đảm bảo phù hợp. Có thể do những vị trí lắp biển P gần với biển cấm đỗ nên có thể dễ gây ra những hiểu lầm cho nhiều nhiều chủ phương tiện tham gia giao thông", ông Bảo nói thêm.
Bạn có bình luận thế nào về góc nhìn trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Người dân ở tại nhiều quốc gia thích ăn cá trong ngày đầu năm. Nếu người Trung Quốc thích ăn cá trong Tết âm lịch vì từ "cá" trong tiếng Trung đồng âm với từ "dư" (trong "dư dả"), thì người dân phương Tây thích ăn cá đơn giản bởi cá chỉ bơi theo một hướng: hướng... trước mặt, luôn tiến về phía trước, không lùi.
Đồ trắng tinh khôi
Người dân Brazil thích mặc màu trắng trong đêm giao thừa bởi đối với họ đó là màu của may mắn và an bình. Hơn thế, trong thời đại của mạng xã hội, việc mọi người mặc đồ đồng màu càng dễ tạo nên những bức ảnh ấn tượng để đăng tải chia sẻ khoảnh khắc vui vẻ trong ngày đầu năm.
Nhảy qua 7 con sóng
Người dân Brazil nếu đón năm mới bên bờ biển sẽ ngay lập tức chạy ra đón sóng, họ sẽ nhảy lên 7 con sóng xô bờ. Mỗi lần nhảy qua một con sóng, người ta sẽ ước một điều.
Đập vỡ đĩa
Ở Đan Mạch, đĩa sứ vỡ tượng trưng cho điềm may, mọi người sẽ mang đĩa đến rồi đập vỡ vụn trước cửa nhà của người thân, bạn bè. Càng có nhiều mảnh vỡ xuất hiện trước cửa nhà trong ngày đầu năm, gia chủ sẽ càng may mắn trong năm mới.
Ăn 12 quả nho
Chính vào thời khắc giao thừa, người dân ở Tây Ban Nha có thói quen ăn 12 quả nho. Mỗi quả nho tượng trưng cho một tháng trong năm mới. Điều quan trọng là bạn phải ăn mỗi quả nho trùng với mỗi tiếng chuông của chiếc đồng hồ quả lắc và khi chuông dứt, bạn phải vừa kịp ăn xong hết 12 quả nho.
Hôn người yêu thương
Truyền thống này tồn tại ở nhiều nước phương Tây. Khi chuông đồng hồ điểm 12h trong thời khắc giao thừa, người ta liền quay sang hôn người mà mình yêu thương với hy vọng năm mới sẽ ngập tràn yêu thương ngọt ngào.
Nhảy vào năm mới
Cũng ở Đan Mạch, người ta còn có truyền thống đứng trên ghế và "nhảy" vào năm mới trong thời khắc giao thừa, cú nhảy của sức bật, niềm vui và sự hưng phấn hứa hẹn mang lại may mắn trong năm mới.
Xách vali và chạy
Những chiếc vali, túi xách, balô... thực chất chẳng đựng món đồ nào cả. Ở Colombia, người ta tin rằng xách vali rỗng và chạy quanh khu mình ở thật mau lẹ sẽ khiến năm mới chứa đựng nhiều chuyến hành trình kỳ thú mới.
Đập vỡ kẹo bạc hà
Ở New York, có nhiều tiệm bánh kẹo bán những chiếc kẹo bạc hà hình chú heo vào dịp cuối năm. Đi kèm với chiếc kẹo lớn này là một chiếc búa nhỏ, các thành viên tham dự tiệc giao thừa sẽ lần lượt được đập vỡ chiếc kẹo ra thành nhiều mảnh và lấy một mẩu kẹo để ăn, tượng trưng cho may mắn trong năm mới.
Hương vị kẹo bạc hà thơm mát giúp tỉnh táo, sảng khoái trong thời khắc giao thừa tượng trưng cho một năm mới tốt đẹp, may mắn hơn.
Mở cửa sổ, cửa ra vào
Ở tại nhiều quốc gia, người dân có thói quen mở hết các cửa sổ và cửa ra vào trong đêm giao thừa để năm cũ đi ra, năm mới đi vào thật dễ dàng, thuận lợi.
Chọn đồ nội y
Ở tại một số quốc gia Nam Mỹ, người ta tin rằng màu sắc đồ nội y mặc trong lúc giao thừa sẽ ảnh hưởng tới vận may của bạn trong 12 tháng tới. Người ta chọn màu vàng nếu muốn gặp may mắn, màu đỏ nếu muốn có tình yêu và màu trắng nếu cầu sự bình an.
Hắt nước qua cửa sổ
Ở Puerto Rico, người ta tin rằng hắt một xô nước qua cửa sổ sẽ xua đi những đen đủi của năm cũ. Đồng thời, họ rắc đường bên ngoài nhà mình để mời vận may năm mới vào nhà.
Mua những món đồ may mắn dễ thương
Ở Đức và Áo, có những biểu tượng cho sự may mắn mà người ta thường dành tặng cho người thân, bạn bè trong dịp năm mới.
Những biểu tượng này có chú heo, cây nấm, cỏ ba lá... Bạn có thể mua những món đồ lưu niệm hình biểu tượng may mắn tại các phiên chợ Giáng sinh hoặc những chiếc kẹo bánh có hình biểu tượng may mắn để dành tặng cho người bạn yêu mến.
Lưu giữ điều nguyện cầu cho năm mới
Vào mỗi dịp năm mới, người ta thường hay đặt ra những mục tiêu cho 365 ngày tiếp theo trong năm, bạn cùng với người thân hoặc bạn bè có thể viết ra những mục tiêu cho năm mới rồi cất những tờ giấy ấy trong một chiếc lọ, giữ trong suốt cả năm. Vào đêm giao thừa năm sau, mọi người có thể cùng ngồi lại và đọc lại những mục tiêu mình đã vạch ra từ đầu năm, để xem mình đã tiến được bao xa.
Hãy soạn những lời chúc năm mới đầy ý nghĩa để gửi đến bố mẹ, người thân, bạn bè, đồng nghiệp của mình bạn nhé. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn.
" alt=""/>Những cách 'lấy may' ngày đầu nămTrong những năm 1920, “cặp đôi phù thủy” mà báo chí vẫn thường ca tụng, một người giàu có bậc nhất thế giới, một người là nhà phát minh vĩ đại nhất thế giới – Henry Ford và Thomas Edison, đã cùng bước lên toa mái hiên trên chiếc xe lửa tư nhân của Ford và thông báo về những gì sẽ xảy ra trong tương lai.
Họ đề xuất biến một trong những vùng nghèo nhất của đất nước thành một đô thị công nghệ trong mơ, một thiên đường tỏa sáng của những trang trại nhỏ, những nhà máy khổng lồ và những phòng thí nghiệm lấp lánh. Nó sẽ có diện tích gấp 10 lần Manhattan, được cung cấp năng lượng tái tạo và không bị ô nhiễm không khí. Đồng thời, nó sẽ định hình lại xã hội Mỹ, người dân đi lại bằng ôtô, sử dụng một loại tiền tệ mới gọi là “đôla năng lượng” và làm tê liệt sự phát triển của chủ nghĩa xã hội.
Ford và Edison muốn gửi tặng đất nước mình yêu quý một bản mẫu sống động về cách thức hoạt động mà nước Mỹ nên đi theo. Họ sẽ tận dụng những “trái ngọt” của quá khứ, bao gồm chủ nghĩa cá nhân tự do của những người nông dân thuở sơ khai và cuộc sống bình dị gần gũi với thiên nhiên; đồng thời tái xây dựng đội ngũ canh tác nông nghiệp bằng các lợi ích của công nghệ tương lai.
Đó là các ngành công nghiệp sạch, giao thông vân tải thuận lợi và các công cụ tiết kiệm sức lao động. Những mô hình thành phố, cách thức sản xuất, công việc và trò giải trí mới sẽ ra đời nhằm cải thiện cuộc sống cho người dân.
Toàn bộ kế hoạch táo bạo gần như đã thành công, với những người miền Nam tập hợp để ủng hộ cái được gọi là Kế hoạch Ford. Nhưng trong khi một số người coi nó như một cách để gợi mở tương lai và tái tạo miền Nam, thì cũng có một số người lại coi đây là một trong những kẻ lừa đảo lớn nhất mọi thời đại. Tất cả đều đúng.
Thành phố điệnlà một biên niên sử phong phú về thời gian và bối cảnh xã hội, cung cấp một cái nhìn mới mẻ về cuộc sống của “cặp đôi phù thủy” thiếu chút nữa đã biến dự án thành hiện thực, về các thế lực chống lại họ…
Theo tác giả, cuốn sách là câu chuyện về một thành phố điện được khai sinh và lụi tàn cùng lý do tại sao nó trở thành một trong những sự kiện lớn nhất trong những năm 1920 cũng như căn nguyên ra đời 138 dự luật và nhận được sự chú ý của Quốc hội Hoa Kỳ.
Bởi thế, nó là cuốn sách lịch sử dành cho nhiều đối tượng, bao gồm những độc giả quan tâm đến lịch sử, công nghệ, chính trị và tương lai của xứ cờ hoa.
" alt=""/>Sách hay về lịch sử Hoa Kỳ